Việt kiều cao 2,03 m và ngoại binh của Saigon Heat bùng nổ ở VBA 2023
Ngày 24.2.2025, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đến kiểm tra tại Trường THCS Phan Chu Trinh, Trường THPT Phạm Hồng Thái và làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc thực hiện Thông tư 29, quy định về dạy thêm, học thêm.Tại buổi làm việc, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội báo cáo, ngay sau khi Thông tư 29 có hiệu lực, các trường học trên địa bàn thành phố đã tuyên truyền tới học sinh, phụ huynh.Các nhà trường cũng đã có giải pháp bồi dưỡng các nhóm học sinh, đặc biệt là ôn tập cho học sinh cuối cấp trước kỳ thi chuyển cấp và thi tốt nghiệp THPT trong điều kiện không thu kinh phí từ phụ huynh học sinh. Hiện Hà Nội đã có lộ trình để hỗ trợ kinh phí cho các trường học.Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng đoàn kiểm tra, đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của các nhà trường, các cấp quản lý giáo dục TP.Hà Nội trong triển khai Thông tư 29.Thứ trưởng đề nghị các cấp quản lý cùng quán triệt quan điểm “5 không” đó là: không “đánh trống bỏ dùi”, không thỏa hiệp, không khoan nhượng, không biến tướng, không nói khó mà không làm.Đà Lạt hợp tác với các thành phố toàn cầu quảng bá thương hiệu du lịch
Tương tự như tại Vĩnh Long cũng ghi nhận mức nhiệt độ 38,5 độ C, cao hơn kỷ lục cũ là 1,4 độ C ghi nhận trước đó 8 năm.
‘Lá chắn’ bảo vệ bệnh nhân trước tình trạng kháng kháng sinh nguy cấp
Vài ngày qua, thông tin một người đàn ông ở tỉnh Bình Dương trúng số cùng lúc 130 tờ vé số ở giải độc đắc khiến nhiều người xôn xao. Ngay sau đó, thông tin nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội và được nhiều người quan tâm, "xin vía".Chị Thùy Dương, chủ đại lý vé số Thùy Dương (TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) xác nhận những vé số trúng này do đại lý của chị bán ra và đã trực tiếp đổi thưởng cho khách. Thông thường, ở đại lý, vé số chị bán ra hiện nay với hai hình thức là trực tiếp và online. Với những tờ vé số trúng vừa rồi chị đã bán cho khách hàng bằng hình thức online. Vị khách này thường xuyên mua vé số của chị Dương qua tin nhắn, sau đó chọn số, trả tiền. Đồng thời chị chụp hình những tờ vé số gửi sang cho khách để làm bảo chứng. "Cũng tùy bữa, khách nam này mua 2 hoặc 3 cặp vé số. Mỗi lần mua cũng không dưới 3 triệu đồng. Lần này, vào thứ ba, ngày 25.2, khách này cũng mua 3 cặp vé số, mỗi cặp vé gồm 130 tờ với 3 đài khác nhau", chị Dương cho hay. Đến chiều, tự tay chị dò số và phát hiện một cặp vé trúng độc đắc nên đã gọi điện cho nam khách hàng để thông báo. Trong cặp số trúng đó gồm 130 tờ, có dãy số là 113338, đài Bến Tre. Bao gồm 13 tờ vé số trúng giải độc đắc, mỗi tờ trị giá 2 tỉ đồng; 117 tờ trúng giải an ủi, mỗi tờ trị giá 50 triệu đồng. Tổng số tiền trúng giải 31 tỉ 850 triệu đồng. Tuy nhiên, theo chị Dương, số tiền thực mà khách hàng này nhận được sẽ phải trừ đi 10% thuế thu nhập cá nhân. "Tôi có gọi cho người ta để hỏi cách trả thưởng, chọn tiền mặt hay chuyển khoản. Suy nghĩ một hồi người ta muốn lấy tiền mặt chứ không thích chuyển khoản. Vậy là tôi gom đủ số tiền mặt lớn đó để đổi cho khách. Điều đặc biệt lần đổi số trúng này với tôi là người ta không cho biết mặt, biết nhà người trúng gì luôn. Chỉ hẹn tôi mang hàng chục tỉ ra công viên rồi giao dịch", chị Dương kể lại. Chị Dương cũng cho biết việc chứng kiến người trúng độc đắc, đổi số trúng ở chị diễn ra thường xuyên, không có gì bất ngờ. Đại lý của chị từng nhiều lần bán trúng những cặp vé số nguyên như vậy.
Các dãy trọ gần các khu công nghiệp ở Q.Bình Tân được coi là "thủ phủ nhà trọ" ở TP.HCM, tập trung công nhân, lao động tự do đến thuê. Xóm trọ trên đường Trần Thanh Mại (Q.Bình Tân) rộn ràng tiếng cười đùa, vui chơi của trẻ con. Ba mẹ không ở nhà, các em tự bày trò chơi với nhau, thỉnh thoảng có tiếng dặn dò cẩn thận của ông quản lý ở phòng đầu tiên của dãy trọ. Ông là Nguyễn Văn Sang (69 tuổi, quê ở Tiền Giang), quản lý dãy trọ đến nay đã 15 năm. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Sang nói rằng khi còn trẻ, ông làm thợ hồ, dãy trọ ở hiện tại cũng là công trình ông từng làm. Do tuổi cao, không còn sức để làm thợ hồ và được chủ nhà tin tưởng, ông nhận làm quản lý dãy trọ. Căn phòng nhỏ chưa đến 8 m2 chất đầy bình nước để người thuê đến đổi, có thêm chiếc võng nằm nghỉ và chiếc tivi cũ kỹ là nơi ở của ông Sang. 15 năm qua, chưa năm nào ông về nhà ăn tết dù ở quê vẫn còn bà xã.Ông Sang có hai người con nhưng người con trai đầu mất cách đây không lâu. Với ông, tết cũng như ngày thường thậm chí vắng vẻ hơn vì người thuê trọ về quê cùng gia đình, người thân. Tuy nhiên, ông không thấy buồn vì đã quá quen cuộc sống một mình suốt bao năm qua. Chủ nhà trả ông Sang mỗi tháng 5 triệu đồng, không tính tiền phòng, dù không nhiều nhưng ông đủ trang trải khi về già. Dãy trọ có 88 phòng, được mọi người thuê gần hết, hằng ngày họ làm công nhân tại các công ty trên địa bàn. "Một mình tôi ăn tết ở đây, bao năm như vậy rồi nên thấy cũng bình thường. Tết cũng như ngày thường, người ở miền Tây họ về quê ăn tết, một số người ở xa quá họ cũng đành ở lại phòng trọ. May mắn tôi vẫn khỏe, không hay bệnh vặt nên không có gì đáng lo ngại. Tôi về quê ăn tết phòng trọ sẽ không có ai trông, phải ở lại đảm bảo an toàn cho cả xóm trọ", ông Sang bày tỏ. Chị Nguyễn Thị Trường (39 tuổi, quê ở Nghệ An) cũng quyết định ở lại TP.HCM ăn tết vì không đủ chi phí cho cả gia đình về quê. Hơn nữa, dịp 30.4 vừa qua, mẹ bị tai nạn, chị phải về chăm sóc nên hiện không có đủ điều kiện để về. Làm công nhân hơn 15 năm, thu nhập hàng tháng của chị dành dụm để nuôi hai con (con đầu học lớp 9, con thứ hai học lớp 4) ăn học và trang trải chi tiêu hằng ngày. Ở lại xóm trọ, chị Trường ngậm ngùi khi nhìn cảnh hàng xóm xách vali về quê. Dù vậy, chị vẫn cố kìm nén để nước mắt không rời, tự dặn mình ở lại để dành dụm tiền lo cho các con. Với chị, tương lai của hai con là trên hết nên chấp nhận chịu khổ để các con được học hành đầy đủ. "Ở xa quê, xa cha mẹ không về quê ăn tết được cũng tủi thân lắm. Giờ về ăn tết cũng được nhưng sợ ra năm vào không có tiền tiêu xài nên đành gửi cho cha mẹ 3 – 4 triệu động viên. Ở lại, tết cũng như ngày thường, thậm chí trống vắng hơn", người phụ nữ nói. Qua báo Thanh Niên, chị mong muốn gửi lời chúc từ xa đến cha mẹ, người thân ở quê bằng tất cả tấm lòng chân thành, trân quý. "Cha mẹ tôi quê ở Nghệ An còn quê chồng ở Quảng Nam. Tôi mong cho cha mẹ hai bên khỏe mạnh, sống lâu với con cháu và sẽ cố gắng kiếm tiền để về thăm cha mẹ. Tôi nhớ cha mẹ nhiều lắm". Ông Trần Thanh Phong (quê ở TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) lên TP.HCM thuê trọ, buôn bán quần áo kiếm sống. Năm nay khoảng 28 tết, sau khi công nhân về quê, ông cũng dọn dẹp hàng hóa, xách vali về nhà ăn tết. Dù khó khăn đến mấy, ông cũng đi xe máy về đón tết với gia đình. Không có tiền thưởng như công nhân, ông hy vọng tháng cuối năm thu nhập nhiều hơn để có tiền trang trải dịp tết. "Về quê có cha mẹ, anh em hơn nữa quê tôi cũng không quá xa nên đi lại dễ dàng. Hồi xưa tôi cũng đi làm công nhân, buôn gạo, buôn trái cây… làm đủ nghề. Dù thu nhập ra sao tôi cũng cố gắng về quê vì tết là dịp cả gia đình sum vầy. Tôi nghĩ rằng, tiền sang năm mới có thể kiếm được nên tốn bao nhiêu cũng về quê, trân quý khoảnh khắc sum họp gia đình", người đàn ông nói.
Bán, cho thuê tối đa 5 căn nhà một năm phải thành lập doanh nghiệp?
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào báo cáo công tác dân nguyện tháng 1. Góp ý kiến vào báo cáo, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đánh giá cao việc Bộ Công an, công an các tỉnh đã triệt phá, trấn áp các tội phạm lừa đảo qua mạng thời gian qua.Bà Hải nói vừa qua đọc thông tin trên báo chí về vụ lừa đảo trên mạng do Công an Bắc Ninh triệt phá thì thấy hành vi của tội phạm lừa đảo trên mạng được tổ chức hết sức chặt chẽ."Không biết các đồng chí ở đây đã bao giờ bị gọi điện lừa đảo như vậy chưa. Tôi đang ngồi ở nhà với bố mẹ thì thấy có người gọi điện đến cho bố mẹ nói rằng ông bà chưa nộp tiền điện, mời ông bà liên hệ người này nộp ngay nếu không chúng tôi sẽ cắt điện. Việc này xảy ra thường xuyên. Bố mẹ tôi đang ngồi ở nhà sợ phải về ngay không cắt điện", bà Hải kể.Bà Hải đề nghị sau khi ngành công an triệt phá loại tội phạm này thì công việc tiếp theo cần tuyên truyền, công khai các thủ đoạn lừa đảo của loại tội phạm này để người dân biết và tránh. Vì như vụ lừa đảo do Công an Bắc Ninh triệt phá, số lượng người bị lừa lên tới 13.000 người, số tiền lên tới cả nghìn tỉ đồng là rất lớn. "Nếu các vụ việc như vậy mà người dân không quan tâm nhiều thì vẫn tiếp tục bị lừa đảo", bà Hải nói.Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ cho biết, Bộ Công an đã thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự trong đợt cao điểm 2 tháng, trong đó tháng 1 có 9 ngày cao điểm tết Nguyên đán."Chúng tôi khẳng định về an ninh chính trị ổn định, an ninh trên tất cả các lĩnh vực khác đang nằm trong tầm kiểm soát của các lực lượng của chúng tôi", ông Tỏ nói.Về an toàn giao thông, ông Tỏ nhấn mạnh, năm vừa rồi được nhân dân đánh giá rất tốt khi không có ùn tắc, tai nạn giao thông giảm đến 36%. "Đây là điều rất đáng mừng", ông Tỏ nói, và cho biết thêm, về cháy nổ có xảy ra nhưng là số ít, giải quyết kịp thời.Về tội phạm trên không gian mạng, ông Tỏ thông tin, đây là vấn đề nan giải, mang tính chất toàn cầu với tính chất là sử dụng công nghệ cao, thủ đoạn đa dạng, phối hợp câu kết trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ngành công an đã tập trung trấn áp, phá được một số vụ án như vụ do Công an Bắc Ninh thực hiện.Lý giải số người dân bị lừa nhiều, Thứ trưởng Công an Trần Quốc Tỏ cho biết, ngoài nguyên nhân đặc điểm của loại hình tội phạm này là công nghệ cao, thủ đoạn tinh vi thì còn có nguyên nhân là "tính hám lời của người dân".Ông Tỏ nói, trong phòng chống tội phạm này thì phòng ngừa nghiệp vụ là của lực lượng công an, còn phòng ngừa xã hội, công tác tuyên truyền thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc."Đề nghị này chúng tôi tiếp thu nhưng cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị chứ mình ngành công an không thể làm được công tác tuyên truyền này", ông Tỏ nói, và lưu ý, người dân vẫn cứ hám lời nên cả hệ thống phải vào cuộc.Kết luận phiên làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao đợt cao điểm trấn áp tội phạm, triệt phá nhiều đường dây tội phạm trên không gian mạng, đảm bảo trật tự xã hội, an toàn giao thông được đảm bảo, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí.Ông cũng đề nghị Bộ Công an nghiên cứu công khai thủ đoạn lừa đảo trên mạng, tuyên truyền cho nhân dân về các thủ đoạn, tác hại. "Các cơ quan, địa phương tăng cường tuyên truyền thấy rõ tính chất của tội phạm an ninh mạng, đây là tội phạm công nghệ cao, thủ đoạn phức tạp, cấu kết trong ngoài. Tư tưởng người dân thì ham lợi khiến dễ bị lừa đảo hơn", ông Phương nói.